Nếu hoa dã quỳ làm người ta xao xuyến bởi sắc vàng khắc khoải, cỏ hồng gây vương vấn, nhớ nhung. Thì hoa cà phê lại khiến không ít người ngơ ngẩn bởi vẻ trong ngần, dịu nhẹ. Mỗi dịp hoa nở, đứng ở lưng chừng đồi. Tôi đưa mắt nhìn ra xa có thể thu gọn cái sắc trắng dịu dàng ấy trải dài vào tầm mắt. Chỉ cần một cơn gió thoảng qua thì một biển sóng dạt dào, nhấp nhô sắc trắng lượn chảy trên các sườn đồi. Tôi rất thích gọi những bông hoa cà phê trắng muốt, tinh khôi bằng cái tên “Hoa Tuyết”. Bởi Hoa Tuyết Bảo Lộc là một trong những loài hoa đặc trưng làm nên hương sắc của vùng đất bazan ngập tràn nắng gió này.

Hoa Tuyết Bảo Lộc một nét đặc trưng của xứ sở B’Lao
Ở Bảo Lộc mỗi khi tan sương là vỡ ra B’Lao, vỡ ra một xứ sở, một vùng núi rừng xa xưa. Một cao nguyên huyền ảo giữa rừng rậm nhiệt đới của từ hàng ngàn năm trước. Và vỡ ra một thành phố cao nguyên nữa, Bảo Lộc.
Bạn biết không, hoa cà phê mà tôi hay gọi là Hoa Tuyết Bảo Lộc nó cũng như cuộc đời con người vậy. Cũng cần có 9 tháng 10 ngày thai nghén mới tới ngày thu hoạch. Để rồi sau khi rời đất Mẹ, các bạn ấy cũng phải trải qua một hành trình rất mới; hành trình rang xay để lột xác. Để vị nguyên bản của cà phê được đánh thức, thơm lựng. Đó chính là các ly cà phê mà mọi người vẫn hay thưởng thức hằng ngày.
Nói về quá trình 9 tháng 10 ngày gắn bó với đất Mẹ kia, để đến được với ngày thu hoạch. Trái cà phê cũng đã trải qua một hành trình đầy nắng gió. Từ những mầm xanh, khi được “uống” đủ nước, thì một ngày tháng Giêng tỉnh dậy. Các mầm xanh ấy đã trở thành những đóa hoa trắng tinh khôi. Tựa như những nàng thiếu nữ ngây thơ đang độ xuân thì.

Hoa Tuyết Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Di Linh, khí trời B’Lao quanh năm mát mẻ.
Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa nhìn Hoa Tuyết Bảo Lộc nở trằng cả núi rừng. Như muốn ôm trọn cả màu xanh của rừng núi đại ngàn; của những đồi chè xanh thoải; của những thác nước thiên nhiên hùng vĩ; và của cả sự ấm êm của những buôn làng… tất cả cộng hưởng khiến cho bất cứ ai đặt chân đến vùng đất này đều cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên.
Hoa Tuyết Bảo Lộc trải qua một chu kỳ sinh trưởng, hoa kết thành trái. Trái xanh non và yếu ớt, từng ngày trải qua những cuộc ngụp lặn khi đất trời đổi thay. Đó là những cơn mưa dữ dội, hay những cơn gió lạnh thật khắc nghiệt. Có khi những trái cà phê còn bị hút cạn sinh lực từ một loài sâu bệnh. Hay những đợt hạn hán không được báo trước.
Thế nhưng cà phê dường như mạnh mẽ hơn vì không có quả nào lẻ loi. Vì các bạn được kết thành chùm, luôn ở bên cạnh nhau. Cùng vượt qua những thử thách với nhau, giống như chúng ta luôn có những người bạn bên cạnh. Ngay cả trong mỗi quả cà phê, đều có 2 hạt nhân giống như là anh em song sinh của nhau vậy. Đối với mình, quả cà phê mang ý nghĩa của sự tương trợ, bền chặt.

Một mùa hoa nở tinh khôi
Giữa mênh mang nắng gió, mùa khô cuộn mình kỹ hơn trong bụi đỏ bazan. Thì Hoa Tuyết Bảo Lộc lại khoe sắc khiến đất trời trở nên êm dịu. Hoa đem đến cho người ta cảm giác thư thái, bình yên. Cùng với mai vàng, đào thắm. Hoa cà phê gom hết những ánh nắng đầu mùa khô vào từng chiếc nụ nhỏ. Đang chờ người tưới nước đẫm vào là bung lên những cánh hoa trắng muốt thơm lừng.
Mọi người thường ngắm hoa cà phê để thấy rộn ràng niềm vui về những vụ mùa đỏ mọng. Ngoài điều ấy ra, tôi còn thích hít hà mùi hương quyến rũ và ngắm nhìn những đàn ong kéo nhau về lấy mật. Hoa cà phê có mùi thơm thoang thoảng như hoa nhài nếu ta đi lướt qua. Nhưng nếu dừng lại lâu hơn, hít thở sâu hơn. Ta sẽ cảm nhận được sự nồng nàn tựa hoa sữa nhưng có vị dịu ngọt.
Các chú ong thường đậu lại trên “hoa tuyết” lâu hơn các loài hoa khác. Có lẽ chúng muốn nán lại để được đắm mình trong mùi hương quyến rũ ấy. Khi đã hút mật no nê, từng đàn ong bay lượn vòng trên các cánh hoa. Dập dìu từ cành này qua cành khác, làm cho rừng hoa càng rộn ràng thêm khúc nhạc vui.

Đến hẹn lại lên
Nếu đến Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê bung nở. Tựa lưng vào mênh mang núi đồi trong ngân vang của tiếng cồng tiếng chiêng gọi mùa lễ hội. Bạn sẽ thấy cuộc sống thật rộng mở, tươi đẹp biết bao. Và, bên nếp nhà sàn đang bừng lên mùi hương cơm mới. Mùa xuân đã đến thật dịu dàng, tinh khôi và nồng đượm.
Hoa Tuyết Bảo Lộc cũng làm say đắm bao người. Màu hoa ấy cũng gieo đầy sự lãng mạn, cũng là điều khiến bao người xao xuyến. Đến hẹn lại lên, mỗi mùa hoa nở, khắp các bản làng xa đều ngập tràn sắc xuân.

Lập hội đi Bảo Lộc ngay, hoa phấn phủ kín khắp lối đi rồi!
Nếu đã lỡ hẹn với mai anh đào mấy tháng trước thì bây giờ nhất định phải lập team vi vu Bảo Lộc nha. Vì Hoa Tuyết Bảo Lộc đang phủ khắp ngóc ngách đường phố nơi đây rồi. Bonus thêm một chi tiết cực quan trọng là sắc hồng ấy cũng không kém cạnh mai anh đào đâu nha.
Không chỉ là một trong số ít cây trồng mang lại kinh tế chủ đạo cho vùng đất Lâm Đồng. Giờ đây, những vạt cà phê trắng muốt còn phủ lên cao nguyên Lâm Viên tấm áo mới. Sau khi những sắc hoa của màu xuân vừa chớm phai.
Có lẻ, những trái cà phê đã nếm đủ mùi vị thiên nhiên. Đủ thăng trầm để trở thành một tạo hình đáng tự hào của mẹ thiên nhiên, mạnh mẽ và trưởng thành nhất. Lớp áo dần chuyển từ xanh sang đỏ mọng, màu đỏ. Bắt đầu rực rỡ lên trên khắp các nẻo đường Bảo Lộc. Có lẽ đây cũng là một trong những giai đoạn đẹp nhất trong hành trình của những trái cà phê. Đáp lại công tưới tiêu, chăm sóc của những người dân đất đỏ bazan bằng một vụ mùa bội thu…..

Hoa Tuyết Bảo Lộc nơi viết lên câu chuyện tình lãng mạng từ những ngụm “nhậm nhi”
Hoa Tuyết Bảo Lộc ấy đã sản sinh ra những trái “tình”. Cà phê sau khi rời khỏi đất Mẹ, sẽ được xay, phơi. Để cho ra được những hạt cà phê nhân vàng ươm có độ ẩm phù hợp. Tuổi thơ của mình gắn liền với công đoạn này. Nhà mình thu hoạch phơi khô rồi xay lấy nhân. Trong trí nhớ của mình. Thì ngày đó cà phê được dàn đầy những khoảng sân rộng. Mọi người trong nhà vừa phơi vừa canh trời canh đất. Chỉ một tiếng hô “Mưa” thôi thì dù đang trong bữa cơm. Hay làm bất cứ việc gì cũng bỏ hết để chạy tới “cứu cà”.
Hiện nay, tuy đã có nhiều lò sấy giúp cho người dân sản xuất cà phê bớt phụ thuộc hơn. Nhưng vào mùa cuối năm, dọc trên các con đường Đại Lào, Đambri… cũng không khó để bắt gặp hình ảnh người dân giữ truyền thống phơi cà phê dọc hai ven đường. Có thể nhiều hay ít nhưng việc trồng cà phê, phơi cà phê đã giống như là một thói quen. Một tập quán của bất cứ gia đình nào thuộc miền cao nguyên này.
Thì ra, uống cà phê cũng như cuộc sống này. Phải nếm trải hết vị đắng rồi mới cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Và đằng sau vị ngọt cũng là biết bao nhiêu câu chuyện sương gió. Là biết bao nhiêu bàn tay chai sạn của người trồng, người hái, người phơi… vất vả, nhọc nhằn.

Cảm ơn Quý Khách đã quan tâm theo dõi kênh thông tin tại Muagi.com.vn
Tư vấn mua bán – ký gửi đất nền Cao Nguyên Bảo Lộc vui lòng liên hệ
Hotline: 0935.872.699
Bài hài lòng bài viết này chứ?
5/5 (5 lượt bình chọn)